Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Vĩ tố danh từ (으)ㅁ

Phạm trù: 명사형 어미 (Vĩ tố dạng danh từ).

Cấu tạo:
 Là vĩ tố chuyển thành dạng danh từ ( 명사형 전성어미 ) gắn vào sau động từ, tính từ, động từ 이다để làm cho chúng trở thành dạng danh từ.
Nếu thân động từ, tính từ kết thúc bằng 1 nguyên âm thì dùng ‘ㅁ’, còn nếu thân động/tính từ kết thúc bằng 1 phụ âm thì dùng ‘음’.

Ý nghĩa: Chủ yếu dùng nhiều trong câu văn thuộc thể văn viết. So với ‘기’ có tính hành động và tính ngoại diện, ‘(으)ㅁ’ có tính sự thật, tính quan niệm và tính nội diện. Vì vậy được dùng nhiều với động từ, tính từ dạng chỉ thì chứ không phải tính diễn tiến.
Trong khẩu ngữ có thể chuyển thành ‘는 것’.
1. Kết hợp với thân động/tính từ cố định làm danh từ.

Ví dụ:

웃다 (Cười ) 웃음 (Nụ cười )
울다 (Khóc ) 울음 (Sự khóc )
믿다 (Tin ) 믿음 (Niềm tin )
조리다(Rim, kho) 조림 (Đồ rim, đồ kho )
알다(Biết ) 앎 (Riểu biết )
살다(Sống ) 삶 (Sự sống )


Chú thích:
Các trường hợp sau tân ngữ và vị ngữ có cùng căn tố.


Ví dụ:

잠을 자다. Ngủ (Giấc ngủ)
춤을 추다. Nhảy (Điệu nhảy )

2. Trường hợp kết hợp với căn tố của động/tính từ để danh từ hóa câu chữ có quan hệ với vị ngữ đó và trở thành một yếu tố của câu chính (주문장 )
Do ‘(으)ㅁ’ lấy tính sự thực làm tiền đề nên không dùng ‘겠’ mà chỉ dùng ‘었’.

Ví dụ:

그가 한국 사람을 알았다.
Tôi biết anh ấy là người Hàn.

그가 결혼했을 모르고 있었다.
Tôi không biết anh ấy đã kết hôn.

그 여행이 두 사람의 만의계기가 되었다.
Chuyến du lịch đó đã trở thành bước ngoặc của sự gặp gỡ giữa hai người.

말을 이 안 함만 못할 때가 있다.
Co lúc nói chẳng bằng hành động.

그 말씀을 들음으로써 맏이 생기었다.
Tôi đã có được niềm tin qua việc nghe lời nói ấy.

3. Trường hợp danh từ hóa phần cuối câu để kết thúc câu
Đóng vai trò của câu trần thuật ‘ㅂ니다’ để thông báo sự việc hay thông tin nào đó. Dùng trong câu cảnh báo, báo cáo, từ điển, pháp lệnh…
Khác với ‘기’, có thể dùng ‘겠, 었/았’.


Ví dụ:


관계자 이외에는 들어오지 못함.
Không phận sự miễn vào.

성적이 우수하여 이 상장을 줌.
Tặng giấy khen này cho thành tích xuất sắc.

유창성은 있으니 발음에 문제가 많음.
Có tính lưu loát song có nhiều vấn đề về phát âm.

비행기는 제시간에 출발하였음.
Máy bay đã khởi hành đúng giờ.

오늘은 약간의 비가 오겠음.
Hôm nay sẽ có mưa ít.

(Tư liệu tham khảo: Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét